vận tải nội địa
vận tải nội địa
Nắm bắt được tình hình phát triển mạnh mẽ của thương mại Việt Nam, VPTrans đã đang không ngừng đầu tư phương tiện vận chuyển và nhân lực nhằm mở rộng và cải thiện dịch vụ hậu cần để phục vụ quý khách hàng ngày càng tốt hơn.   Hiện nay VPTrans đã đầu tư 70 đầu kéo container và 100 rơ mooc chuyên phục vụ vận chuyển hàng hóa từ khu vực phía Bắc vào các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại với cam kết về chất lượng dịch vụ tốt nhất. Tất cả xe đầu kéo vận chuyển của VPTrans đều được trang bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đảm bảo việc theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa của quý khách một cách vô cùng tiện lợi. Đội ngũ phương tiện vận chuyển và nhân viên điều hành hoạt động vận tải nội địa của VPTrans đều có nghiệp vụ chuyên môn cao, nhiệt tình, yêu nghề, cam kết phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, cũng như vững vàng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường vận tải nội địa. Dịch vụ vận tải nội địa của chúng tôi gồm: Vận chuyển hàng hóa container nội địa từ kho tới kho tuyến Bắc-Trung-Nam và ngược lại. Vận chuyển hàng hóa container nội địa từ cảng tới cảng tuyến Bắc-Trung-Nam và ngược lại. Vận chuyển hàng hóa container nội địa/ xuất nhập khẩu từ kho đến các cảng Hải Phòng/HCM và ngược lại. Để được tư vấn tốt hơn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline: 0914.378.596
thủ tục hải quan
thủ tục hải quan
Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu Tuỳ vào từng loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Chẳng hạn nếu là hàng thông thường thì không cần lưu ý gì đặc biệt nhưng nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng… Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau: - Hợp đồng thương mại (Sale Contract). - Vận đơn lô hàng (Bill of Landing). - Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List). - Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O). - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice). Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ. Bước 4: Lấy lệnh giao hàng Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng: - Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao. - Vận đơn bản sao. - Vận đơn bản gốc có dấu. Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ. - Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế. - Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng. - Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá. Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là: - Thuế nhập khẩu. - VAT. Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt. Bước 7: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản
kho bãi
kho bãi
Có thể điểm danh một số loại kho bãi trong Logistics như sau: 1. Kho kiểm soát khí hậu (Climate-controlled Warehouse) Kho kiểm soát khí hậu thường được sử dụng để vận chuyển và lưu trữ các mặt hàng dễ hư hỏng, đa số là thực phẩm. Kho kiểm soát khí hậu sẽ hịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm. Phải đảm bảo được hàng hoá đến tay khách hàng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.  2. Kho tư nhân (Private Warehouse) Trên thực tế, các kho tư nhân sẽ thuộc quyền sở hữu và quản lý của các tập đoàn bán lẻ quy mô lớn. Còn có tên gọi khách là kho bãi đôc quyền, đa số đều được xây dựng và bảo trì bởi vốn đầu tư trả trước. Để thuận tiện cho hoạt động sản xuất, kho tư nhân thường được xây dựng ngay cạnh công xưởng sản xuất và chế biến thành phẩm.  3. Kho chung công cộng (Public Warehouse) Đối với các công ty và doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ hàng hoá trong thời gian ngắn, nhà kho công cộng sẽ là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Đây là loại kho được yêu thích và ưu tiên hàng đầu trong hoạt động logistics bởi các doanh nghiệp có thể tận dụng kho này cho đến khi tìm được kho bổ sung mới.  4. Kho tự động (Automated Warehouse) Hiệu quả cao, nhanh chóng, linh động là ưu điểm của nhà kho tự động trong Logistics. Để quản lý kho tự động, người ta sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng để theo dõi hàng hoá, lưu trữ và tiến hành di chuyển hàng hoá. Để xếp dỡ hàng hoá trong kho, người ta sẽ sử dụng các thiết bị như xe nâng hay pallet. Đối với việc sử dụng phần mềm để quản lý, những lỗi vặt sẽ được hạn chế, khả năng vận chuyển hàng hoá sẽ linh động và nhanh chóng hơn rất nhiều.  5. Kho ngoại quan (Bonded Warehouse) Kho ngoại quan là một trong những kho bãi trong Logistics cực kỳ quan trọng. Kho ngoại quan sẽ thực hiện chức năng tạm lưu trữ hàng hoá, bảo quản tạm thời đối với các lô hàng từ nước ngoài hoặc trong nước.  Đối với hàng hoá được lưu trữ ở đây, chủ hàng có quyền uỷ quyền trực tiếp cho đại lí để tiến hành thủ tục hải quan, đóng gói bao bì, gia cố hàng hoá. Chưa hết, tại đây, chủ hàng còn có thể chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên khác, chuyển hàng hoá giữa các kho ngoại quan với nhau hoặc với cửa khẩu. 6. Kho CFS (Container Freight Station) Đối với kho bãi trong Logistics, chúng ta không thể không nhắc đến kho CFS hay vòn gọi là điểm thu gom hàng lẻ của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, giao thương hàng hoá, các doanh nghiệp sẽ cần đến một kho bãi để thu gom và phân loại hàng lẻ, từ đó vận chuyển chung cont. Khi cont thừa chỗ chất hàng, chủ hàng sẽ ghép hàng. Ở kho CFS, sẽ có bộ phận đảm nhiệm việc đóng gói và sắp xếp hàng hoá.  7. Kho bảo thuế (Tax Suspension Warehouse) Kho bảo thuế trong Logistics là nơi lưu trữ hàng hoá các lô hàng, nguyên liệu, vật tư đã được thông quan nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. Điều này đã được quy định rõ tại Điều 4 Luật Hải Quan số 54/2014/QH13. Các doanh nghiệp sản xuất hiện nay hầu như đều sở hữu kho bảo thuế. Các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc kiểm tra và giám sát hàng hoá lưu trữ tại kho bảo thuế.